Giải đáp: Ngồi gần máy photocopy có hại không

Trong thời đại ngày nay, máy photocopy là một thiết bị hết sức quan trọng trong các công ty, doanh nghiệp. Vì vậy câu hỏi: “ Ngồi gần máy photocopy có hại không?” sẽ nhận được rất nhiều sự quan tâm từ những người làm công sở.

Bài viết dưới đây sẽ đi sâu hơn về những tác hại của máy photocopy gây ra khi cho người ở gần thiết bị này.

Những tác nhân gây hại chính của máy photocopy

Khí Ozon do máy sinh ra

Máy Photocopy thường dùng dòng điện xoay chiều, điện áp cao phóng ra sẽ giải phóng một năng lượng rất lớn. Năng lượng này có khả năng cao biến oxy trong không khí thành ozon. Ozon không những có mùi hắc mà còn có tính oxi hóa mạnh, gây ra kích ứng mắt và đường hô hấp cho người tiếp xúc liên tục với nó.

Xem thêm:

Khí Ozon do máy sinh ra

Khí Ozon do máy sinh ra

Một lượng nhỏ ozon trong không khí thì diệt vi trùng, vi khuẩn rất hiệu quả. Nhưng hàm lượng ozon mà vượt quá mức cho phép sẽ gây tổn hại khả năng miễn dịch của cơ thể. Không những vậy nó còn có khả năng gây mất trí nhớ, tổn thương đại não, sự thay đổi tiêu cực cho nhiễm sắc thể của tế bào.

Ánh sáng cực tím từ đèn máy photocopy

Đèn của máy photocopy có thể phát ra những tia sáng cực tím gây hại cho mắt người. Nếu tiếp xúc quá lâu với ánh sáng này, ta có thể cảm thấy nóng rát mí mắt, khô và chớp mắt liên tục. Nặng hơn nữa, tia cực tím còn gây nên tình trạng đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Những tổn thương của mắt có thể nhận thấy tức thời hoặc sau một quá trình lâu dài tiếp xúc với tia cực tím từ máy photocopy. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng cách không nhìn vào những tia sáng này và đậy nắp máy lại khi tiến hành photocopy.

Những chất gây hại có trong mực in

Khi máy photocopy hoạt động, một lượng nhỏ mực in sẽ được phát tán ra bên ngoài không khí dưới dạng UFPs – phân tử ultrafine siêu nhỏ. Cơ quan Bảo vệ môi trường EPA – một tổ chức của Mỹ đã nghiên cứu ra rằng, UTFs có thể đi vào cơ thể người thông qua kích thước siêu nhỏ của chúng.

Những chất gây hại có trong mực in

Những chất gây hại có trong mực in

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, UTFs tập trung ở phế nang phổi người gây nên sự kích ứng cho các cơ quan như phổi, mắt, mũi và gây lão hóa tế bào da. Sự tích tụ lâu ngày của UTFs còn làm nguy cơ bị nhiễm bệnh tim, ung thư của người bị ảnh hưởng tăng lên rất nhiều.

Bức xạ điện từ của máy photocopy

Hầu hết các loại máy móc ở văn phòng đều phát ra một lượng bức xạ điện từ ở tần số thấp và tần số vô tuyến. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy bức xạ này có liên quan tới rất nhiều bệnh như ung thư, hen suyễn, tổn thương dây thần kinh, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và hệ thống sinh sản.

Những triệu chứng của các bệnh này lại thường bị nhầm lẫn là các triệu chứng của sự căng thẳng mệt mỏi, làm việc quá sức hoặc do tuổi tác đã cao. Điều này khiến mọi người chủ quan và bỏ qua. Nếu tiếp xúc nhiều với các bức xạ điện từ trong thời gian dài có thể để lại hậu quả cực kỳ nguy hiểm.

Tiếng ồn khi hoạt động

Một số loại máy photocopy lớn hoạt động rất hiệu quả trong những văn phòng làm việc có diện tích rộng. Nhưng với những nơi có diện tích hẹp hơn, tiếng ồn từ máy photocopy có thể gây ra căng thẳng, khó chịu cho người đang sử dụng và những người xung quanh. Nếu phải chịu tiếng ồn này trong thời gian dài, dễ dẫn đến tình trạng ù tai, nghiêm trọng hơn là mất thính giác tạm thời.

Tiếng ồn khi hoạt động

Tiếng ồn khi hoạt động

Hạn chế tình trạng này bằng cách sử dụng những chiếc máy photocopy với công suất dưới 50 bản/ phút để hạn chế đi tiếng ồn khó chịu. Bạn cũng nên liên hệ với các đơn vị sửa chữa máy photocopy nếu máy gây ra nhiều tiếng ồn lạ không rõ nguyên nhân.

Giải pháp ngăn ngừa tác hại từ máy photocopy

Rõ ràng có thể thấy, ngồi gần máy photocopy có khả năng gây hại đến sức khỏe con người. Để hạn chế đi những tác động tiêu cực mà cỗ máy này gây ra, ta nên thực hiện những điều sau:

  • Khi không dùng đến máy photocopy nữa thì nên rút nguồn điện ra.
  • Luôn giữ khoảng cách an toàn với máy photocopy, bàn làm việc của bạn nên cách xa chúng ít nhất là 3m.
  • Nên đeo những thiết bị bảo hộ như khẩu trang khi sử dụng máy photocopy để bảo vệ đường hô hấp.
  • Đậy nắp máy khi sử dụng và tránh việc nhìn trực tiếp vào ánh sáng cực tím phát ra từ máy.
  • Chọn những loại mực in có chứa ít thành phần độc hại như chì hoặc những chất hữu cơ khó phân hủy.
  • Trong lúc máy photocopy đang hoạt động, bạn không nên đứng gần quá lâu. Sau 2 giờ làm việc cạnh máy in, bạn cũng có thể nghỉ giải lao 3-5 phút.
  • Nếu có điều kiện, nên đặt máy photocopy ở phòng riêng. Hoặc cũng có thể là một nơi thoáng đãng, thông gió tốt để giảm bớt hàm lượng khí ozon và chất gây hại trong mực in trong không khí.
  • Rửa mặt thường xuyên, uống trà xanh và tăng cường vitamin, khoáng chất để chống oxy hóa, ngăn ngừa các bức xạ của máy photocopy tác động xấu lên da.

Qua bài viết này, các bạn đã có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi :”Ngồi gần máy photocopy có hại hay không?”. Hãy áp dụng triệt để những biện pháp mà chúng tôi đưa ra để hạn chế đi phần nào những tác động tiêu cực lên cơ thể bạn nhé!

Nguồn: https://itvietnam.info

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *