Mở cửa hàng hoa tươi đắt khách với vốn đầu tư thấp nhưng lợi nhuận cao mặc dù bạn chưa có kinh nghiệm về kinh doanh. Đừng lo lắng nhé, kinh nghiệm mở cửa hàng hoa của Giao hoa tận nơi 247 sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.
Bạn là người yêu hoa tươi, có nhiều kiến thức về hoa và rất giỏi trang trí hoa nghệ thuật. Vậy thì việc mở cửa hàng hoa tươi là ý tưởng hoàn toàn có thể để vừa được làm cái mình yêu thích, vừa kiếm thêm được lợi nhuận từ việc bán hoa. Cùng bắt tay ngay vào lập kế hoạch xây dựng cửa hàng hoa tươi ngay thôi nào.
Những bước hướng dẫn dưới đây sẽ dành cho những người đã có kiến thức về hoa, có tay nghề cắm hoa đẹp và nhiều kiểu dáng độc đáo. Còn nếu bạn chưa có những kiến thức chuyên môn này thì hãy tìm hiểu chúng thật kỹ hoặc tìm người giỏi về lĩnh vực này chung vốn kinh doanh với bạn nhé.
>>>Tham khảo thêm bài viết:
- Ý nghĩa hoa Ưu Đàm loài hoa của sự linh thiêng và may mắn
- Những lưu ý khi đặt hoa online, chọn shop hoa tươi online
Xác định số vốn mở cửa hàng hoa tươi

Mở cửa hàng hoa tươi đắt khách
Số tiền vốn mở cửa hàng hoa là điều đáng nói đầu tiên. Trên thực tế để mở được một cửa hàng hoa tươi nhỏ cần có khoảng từ 40 – 70 triệu đồng. Bạn có thể lấy từ nguồn vốn tự có, đi huy động vốn hoặc đi vay. Lưu ý nếu bạn đi vay thì phải tính toán thật kỹ về lãi suất và thời hạn trả để có được định hướng chính xác khi mở cửa hàng hoa.
Các chi phí mở cửa hàng hoa tươi bao gồm:
- Chi phí thuê địa điểm bán hàng;
- Chi phí xây sửa, trang trí không gian bán hàng;
- Chi phí mua hoa tươi;
- Chi phí mua phụ kiện như giấy gói hoa, ruy băng, kim tuyến, bình cắm, hộp cắm…
- Chi phí sinh hoạt điện, nước
- Chi phí thuê nhân công (nếu có)
- Chi phí phát sinh khác…
Hãy đưa ra số tiền cho phép để chi trả cho các hạng mục này.
Thăm dò thị trường hoa tươi và phân tích đối thủ cạnh tranh
- Phân tích đối thủ cạnh tranh qua thông tin tìm kiếm: hay phân tích những cửa hàng hoa có tiếng xem họ thành công ở chỗ nào, thất bại ở chỗ nào để chúng ta có thể học hỏi hoặc tránh những sai lầm của họ;
- Trực tiếp thăm dò đối thủ cạnh tranh: hãy tới trực tiếp cửa hàng hoa đang trong tầm ngắm, tới để xem cách họ bố trí cửa hàng, sắp xếp hoa, nghe họ tư vấn về dịch vụ và giá cả. Đi nhiều cửa hàng như vậy sẽ giúp bạn biết về tình hình các cửa hàng hoa trong khu vực;
Phân tích và xác định đối tượng khách hàng

Phân tích và xác định đối tượng khách hàng mua hoa
- Đánh giá hành vi tiêu dùng của khách hàng trong khu vực: Bạn hãy tìm hiểu về xu hướng mua hoa, nhu cầu chơi hoa đẹp, số tiền họ có thể chi ra để mua hoa, hoa nào đang được yêu thích, cách cắm hoa nào đang được thịnh hành;
- Xác định phân khúc khách hàng của bạn: từ những đánh giá trên, bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng muốn nhắm đến là ai ( bình dân, trung lưu, thượng lưu). Đa số khách hàng mua hoa thường được nhắm tới là nữ. Vậy hãy phân tích phong cách mua hoa của họ để có chiến lược hợp lý.
Tìm địa điểm cửa hàng bán hoa

Tìm địa điểm cửa hàng bán hoa
Địa điểm bán hoa là yếu tố quan trọng, bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách kinh doanh ngay tại nhà. Tuy nhiên, cửa hàng bán hoa nên nằm ở những nơi đông người qua lại, gần chợ lớn hoặc nơi đông dân cư. Nếu điều kiện không cho phép bạn thuê một cửa hàng ngoài mặt đường thì hãy xây dựng chiến lược “ khác biệt hóa” để thu hút khách hàng như cách cắm hoa độc đáo, dịch vụ đi kèm thêm…
Ngoài ra bạn có thể phát triển thêm mảng hoa Online vì đa số khách hàng không có thời gian tới cửa hàng hoa mà thường thích đặt hoa Online hơn.
Tìm nguồn cung cấp hoa tươi

Tìm nguồn cung cấp hoa tươi
Lựa chọn những nguồn nhập hoa chất lượng, ngoài các chợ lớn bạn nên ưu tiên tìm đến những vườn trồng hoa để lấy hoa tại vườn.
Lên kế hoạch chi tiết
Từ những đánh giá và phân tích bạn có được thì đây sẽ là lúc bạn vẽ một bức tranh toàn cảnh về hoạt động của cửa hàng hoa.
Đăng ký giấy phép kinh doanh
Đây là công việc quan trọng để bạn mở cửa hàng hoa. Hãy tìm hiểu rõ giấy tờ cần chuẩn bị để xin giấy phép kinh doanh cho cửa hàng hoa. Điều này giúp bạn yên tâm bán hàng mà không bị “ hỏi thăm” bất chợt.
Sắp xếp nhân sự
Nếu mới mở cửa hàng hoa và nguồn vốn không cho phép thuê nhân công bên ngoài, thì bạn và những người góp vốn sẽ là nhân viên chính trong cửa hàng hoa của mình. Cần sắp xếp đầy đủ nhân sự cho những vị trí sau:
- Quản lý về tài chính: theo dõi thu chi, giám sát bán hàng;
- Bộ phận kinh doanh, Marketing: chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, quan hệ khách hàng;
- Phụ trách sản phẩm: phụ trách về nguồn nhập hàng mỗi ngày;
- Nhân viên bán hàng: nhanh nhẹn, giao tiếp tốn và có chuyên môn về hoa để tư vấn cho khách hàng;
- Bộ phận vận chuyển: có thể sử dụng dịch vụ giao hàng bên ngoài hoặc bố trí người giao hàng đối với những đơn hàng online và đặt qua điện thoại.
Bản kế hoạch kinh doanh
- Chuẩn bị về hình ảnh: Logo, màu sắc chủ đạo, trang phục nhân viên, biển hiệu… phải được đồng nhất;
- Bộ phận Marketing: xây dựng các kênh thông tin như Website điện tử, Fanpage… để đưa thông tin của cửa hàng hoa tới khách hàng; Xây dựng chiến lược cạnh tranh; Xây dựng chiến lược Marketing… Có thêm tham khảo Website địa chỉ bán hoa tươi uy tín tại TP Hồ Chí Minh.
- Bộ phận kinh doanh: Nghiên cứu các biện pháp bán và tiêu thụ hoa tươi; Đồng thời đưa ra những phương án dự phòng rủi ro như hoa tươi không bán hết trong ngày, sự biến động giá cả trên thị trường, cách xử lý hoa hỏng, dập nát…
Kế hoạch trang trí cửa hàng

Kế hoạch trang trí cửa hàng hoa tươi
Từ những khảo sát đối thủ và thông tin trên mạng, hãy trang trí cho cửa hàng hoa mình xinh đẹp nhất và thể hiện được nét độc đáo riêng. Công việc trang trí cũng mất nhiều thời gian và bạn sẽ phải phân công cho mọi người những công việc cụ thể để không bị khớp nhau.
Mọi thứ đã sẵn sàng, giờ hãy bắt tay để mở cửa hàng hoa tươi của riêng bạn. Rất mong bài viết này sẽ giúp bạn bớt được những khó khăn trong những ngày đầu mở shop bán hoa tươi.
Tác giả: Thanh Hương
Nguồn : https://itvietnam.info/
Trả lời